hợp đồng trong hoạt động xây dựng
Điểm mới về hợp đồng trong hoạt động xây dựng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 207/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 48/2010/NĐ-CP về hợp đồng trong hoạt động xây dựng, trong đó bổ sung thêm nhiều quy định quan trọng.
1. Thêm nguyên tắc kí kết và điều kiện áp dụng các loại giá hợp đồngNghị định này là đã bổ sung thêm nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dưng, theo đó hợp đồng xây dựng chỉ được ký kết khi bên giao thầu đã có kế hoạch vốn để thanh toán cho bên nhận thầu theo tiến độ thanh toán của hợp đồng, trừ các công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp.
Điều kiện áp dụng các loại giá hợp đồng được quy định cụ thể tùy thuộc vào từng loại hợp đồng xây dựng. Cụ thể như sau:
- Đối với hợp đồng trọn gói và hợp đồng theo đơn giá cố định, giá gói thầu, giá hợp đồng và đơn giá cho các công việc theo hợp đồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro có liên quan như trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng và các bên phải tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro của mình liên quan đến hợp đồng.
- Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh chỉ áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng mà chưa đủ điều kiện để xác định rõ về khối lượng và yếu tố trượt giá trong đơn giá để thực hiện các công việc của hợp đồng.
2. Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng được quy định chặt chẽ hơnTrong Nghị định 48/2010/NĐ-CP, đối với công thức điều chỉnh giá đã không bắt buộc số tiền tạm ứng là không được điều chỉnh giá. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thi công, giá có thể lên, có thể xuống do vậy nó tạo ra sự không công bằng. Vậy, về nguyên tắc khi chủ đầu tư đã tạm ứng tiền cho nhà thầu, thì nhà thầu phải có trách nhiệm đặt mua vật tư cần thiết, để tránh trường hợp giá có biến động về sau - Theo TS Phạm Văn Khánh - Vụ trưởng Vụ Kinh tế Xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết.
Ngoài ra phần bảo đảm thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tạm ứng hợp đồng cũng được quy định lại là trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, thì bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bão lãnh tạm ứng hợp đồng có giá trị trương đương khoản tiền tạm ứng. Trường hợp bên giao thầu là lien danh các nhà thầu thì từng thành viên trong lien doanh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên, trừ trường hợp các thành viên trong liên danh thỏa thuận để mua thầu đứng liên doanh nộp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng cho bên giao thầu.
Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài đến khi bên giao thầu đã thu hồi hết số tiền tạm ứng. Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được khấu trừ tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa bên giao thầu và bên nhận thầu.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2014
Quý khách có thể tải văn bản tại đây
Nghị định 207/2013/NĐ-CP»
Tư vấn Đầu tư Dự án